Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy vậy, nếu không phát hiện và đưa ra giải pháp kịp thời, hệ tiêu hóa và cơ thể trẻ sẽ tổn thương nghiêm trọng hơn. Nên cho trẻ uống gì, không nên uống gì khi tiêu chảy? Nước Uống Bidrico sẽ giải đáp ngay bây giờ.
Nguy cơ mất nước ở trẻ bị tiêu chảy
Cần lưu ý rằng, việc phát hiện mất nước ở trẻ không dễ, nhất là những em bé thừa cân, béo phì. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi trẻ mất nước. Bố mẹ nên lưu tâm:
- Tiểu tiện ít
- Nước tiểu đậm màu
- Khóc không có nước mắt, mắt trũng xuống
- Người khó chịu, đòi nước
- Khóc, chìa ly đòi nước…
Một số loại nước uống dành cho trẻ bị tiêu chảy
– Nước gạo rang muối: Nước gạo rang hỗ trợ hấp thu độc tố trong đường ruột của bé, làm giảm chứng tiêu chảy.
Cách làm nước gạo rang: cho khoảng 50g gạo đã vo sạch vào chảo, rang đều tay cùng một chút muối đến khi hỗn hợp vàng đều, thơm là được. Pha hay nấu hỗn hợp gạo rang cùng nước tinh khiết. Đợi nguội thì cho bé uống vài lần trong ngày.
– Nước cháo: Nước cháo phù hợp cho những em bé từ 12 tháng tuổi trở lên. Dùng 50g gạo tẻ nấu cháo, thêm một chút muối. Mẹ nên nấu loãng và chắt phần nước cháo để bé dễ nuốt hơn.
– Nước canh hầm: Tiêu chảy khiến bé đuối sức do mất quá nhiều nước và khoáng chất trước đó. Vì vậy, mẹ có thể dùng nước canh hầm rau củ để bổ sung dinh dưỡng cho con. Nếu có sẵn xương gà, hãy mang ninh lấy nước rồi cho thêm rau củ vào nấu chung. Thêm một chút muối và chắt nước canh cho bé uống khi còn ấm.
– Nước ép cà rốt: Một trong những loại nước có khả năng điều trị tiêu chảy chính là nước ép cà rốt. Mẹ chọn cà rốt hữu cơ, làm sạch, ngâm muối rồi ép cho bé uống. Ngoài ra, mẹ có thể mang nước ép lúc nãy đi đun sôi cùng một chút muối.
– Nước oresol, nước khoáng, nước tinh khiết: Những loại nước này đã quá quen thuộc với các mẹ rồi đúng không nào. Oresol và nước khoáng giúp bổ sung điện giải nhanh chóng. Nước tinh khiết đảm bảo nhu cầu nước uống mỗi ngày cho bé. Do đó, việc thay thế hoàn toàn nước tinh khiết bằng một loại đồ uống khác là không nên. Bố mẹ nên cho bé uống đan xen các loại nước, chia nhỏ lượng nước cho giúp bé bổ sung chúng vào nhiều thời điểm trong ngày.
Cần tránh đồ uống gì khi trẻ tiêu chảy?
Nước ngọt, Soda
Nước ép đóng lon
Đồ uống có chứa caffeine
3 lưu ý khi chăm trẻ tiêu chảy
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh: dùng thuốc cầm tiêu chảy không đúng cách làm bé khó khăn trong việc đi đại tiện. Độc tố có cơ hội tồn tại trong cơ thể lâu hơn và làm sức khỏe bé giảm sút nghiêm trọng. Trong khi đó, thuốc kháng sinh làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì vậy, bố mẹ chỉ cho bé uống chúng khi được bác sĩ chỉ định.
- Theo dõi các triệu chứng của trẻ: Mọi thông tin như số lượng bữa ăn, tần suất, số lượng thực phẩm, thời gian đi tiêu của bé nên được ghi lại. Sau một thời gian áp dụng các phương pháp tại nhà mà bé không đỡ, hãy đưa bé tới ngay cơ sở y tế gần nhà. Đừng quên cung cấp những thông tin ở trên. Điều này phần nào hỗ trợ bác sĩ chuẩn đoán chính xác tình trạng dị ứng, không dung nạp thực phẩm ở trẻ.
- Kiểm tra phân của trẻ mỗi ngày: Tiêu chảy kéo dài hơn 24 tiếng, đi tiêu trong 3 tiếng, trong phân lẫn máu…Khi gặp tình trạng này, hãy đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế.
Phòng ngừa tiêu chảy bằng cách nào?
- Ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Sử dụng nguồn nước chất lượng, sạch
- Xử lý rác thải đúng cách
- Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, thức ăn đường phố
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Bình tĩnh xử lý khi bé gặp tiêu chảy, điều đó thực sự cần thiết. Quá trình chăm con trẻ tại nhà khó khăn, cần sự tỉ mỉ ở phụ huynh. Trường hợp bé vừa tiêu chảy, vừa sốt cao, xuất hiện những cơn đau quặn, đau dữ dội hay một vài dấu hiệu được đề cập trong bài, hãy đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Uống Nước Thế Nào Để Ngừa Táo Bón