Nhiều người không lường được tác hại của việc không uống đủ nước nên họ vẫn giữ thái độ bàng quang. Bạn có thể “lười” uống 1,2 ngày nhưng nếu hành động đó kéo dài nhiều năm thì chia buồn với bạn, có thể bạn sẽ không nhận ra bản thân khi soi gương.
Tầm quan trọng của nước
Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò là là dung môi, là chất bôi trơn, tham gia các phản ứng bên trong cơ thể, tạo sự liên kết của các đầu nối, khớp và cơ. Nước đảm bảo hoạt động của xương sụn, màng phổi, tim mạch, thận, não bộ hoạt động một cách bình thường nhất hiệu quả nhất. Việc nhận thức kém hay cố tình không quan tâm đến chế độc nước uống mỗi ngày vô tình là con dao âm thầm làm tổn thương sức khỏe của bạn.
Mỗi ngày, cơ thể bạn luôn cần một lượng nước tối thiểu để đảm bảo hoạt động sống. Lượng nước này sẽ mất đi trong các hoạt động như tiểu tiện, toát mồ hôi, hít thở, nói chuyện và cả hoạt động mất nước “vô hình”.
Lười uống nước xuất hiện từ đâu?
Nghiên cứu từ Đại học Loughborough cho thấy, chúng ta đang uống ít nước hơn so với nhu cầu của cơ thể. Một nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra rằng, số người phải nhập viện do thiếu nước đang có tỷ lệ tăng cao đột biến. Báo cáo này đã chỉ ra những lý do cụ thể dẫn đến việc lười uống nước, cụ thể:
Do thói quen: Vì không thấy rõ hậu quả của việc thiếu nước nên nhiều người cho rằng hoạt động này không quan trọng bằng những việc khác. Chúng ta chỉ tìm tới nước khi cơ thể thực sự khát mà không hiểu rằng cảm giác khát xuất hiện khi cơ thể đã mất nhiều nước trước đó.
Do áp lực công việc: Việc đối mặt với lượng công việc chất chồng khiến chúng ta quên luôn việc uống nước. Thỉnh thoảng, sự quá tải trong công việc tạo nên mệt mỏi, stress cũng khiến người ta quên rằng cơ thể đang “khát”.
Do lười đi vệ sinh: Nghe có vẻ không liên quan, nhưung nhiều người có suy nghĩ về việc uống nước sẽ dẫn đến việc đi vệ sinh nhiều nên hạn chế lại. Ngoài ra, ở một số nước đang phát triển các nhà vệ sinh công cộng không đảm bảo vệ sinh nên gián tiếp tạo ra thói quen lười uống nước.
Do ô nhiễm nguồn nước: Tốc độ ô nhiễm người nước ngày càng tăng cao tạo cảm giác lo sợ khi chúng ta uống nước. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển, lượng nước sạch ít khi có sẵn. Chính vì điều này, nên nhiều người mặc định rằng nếu giảm thiểu uống nước sẽ đồng thời giảm các căn bệnh nguy hiểm.
Hậu quả của việc lười uống nước
Nói đến dinh dưỡng thì không thể không nhắc đến nước. Chính vì vậy, bạn sẽ chính là nạn nhân gánh chịu hậu quả khôn lường từ việc không nạp đủ nước cho cơ thể đấy.
Đau xương khớp
Đốt sống và sụn của cơ thể chúng ta được tạo thành từ 80% nước. Nếu bạn muốn giảm bớt cơn đau và ngứa xương, thì nên uống nước đủ mỗi ngày. Nhiều bệnh nhân đã ghi nhận lợi ích của việc uống đủ nước trong làm giảm cơn đau nhức xương khớp.
Khô mắt
Mất nước khiến mắt khô và nhạy cảm hơn mức bình thường. Theo đó, những nếp nhăn, nếp chân chim sẽ ồ ạt xuất hiện tại khu vực này. Những dấu hiệu vừa kể dễ nhận thấy nhất trên cơ thể phụ nữ. Nên chị em chúng ta đừng xem nhẹ vấn đề nước uống của bản thân. Khi thiếu nước mức độ nặng, da dẻ, vóc dáng không những xấu đi mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của chúng ta, thậm chí là nguy cơ mù lòa.
Giảm chức năng thận
Thiếu nước khiến cho thận dễ bị nhiễm độc tố và không thể bài tiết các chất ra khỏi cơ thể, lâu ngày hình thành sạn thận, sỏi thận. Các chức năng như đào thải, bài tiết, loại bỏ cặn bã và chất độc hại sẽ ngưng trệ. Không chỉ thận gặp nguy mà trong tình huống này những bộ phận khác trên cơ thể bạn cũng bị ảnh hưởng.
Lão hóa
Không cần đợi đến 3 năm để thấy rõ sự thay đổi trên cơ thể mình, bạn hãy so sánh việc cơ thể uống đủ nước trong một tuần so với việc lười uống của những ngày trước đó. Khi được bù đủ nước, da đủ ẩm nên nó trở nên khỏe khoắn, tránh tình trạng nhăn nheo, nhạy cảm, tạo điều kiện cho mụn nám xuất hiện.
Táo bón
Uống đủ nước sẽ giúp quá trình xử lý thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng trở nên hiệu quả. Thiếu nước, lượng thức ăn chúng ta nạp nào sẽ trôi chậm, chất độc hại không có cơ hội thoát ra ngoài. Do đó, chứng táo bón sẽ ghé thăm chính bạn. Táo bón còn đi kèm với việc hình thành độc tố bên trong cơ thể gây nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, để ngăn ngừa và xử lý tình trạng táo bón, bạn phải xây dựng và duy trì thói quen uống nước đúng và đủ mỗi ngày.
Loại bỏ thói quen lười uống bằng cách nào?
Tiến sĩ William Roberts, người sáng lập Viện Y học Thế giới đã đưa ra vài lời khuyên sau:
- Việc uống giãn cách, chia nhỏ thành nhiều lần uống sẽ gúp cơ thể chúng ta hấp thụ hiệu quả hơn.
- Không nên đợi khát mới uống nước, bởi vì khát đã là dấu hiệu báo động cơ thể đang mất nước khá nhiều. Do đó, bạn nên chủ động uống đủ nước vào nhiều thời điểm trong ngày để tốt hơn cho sức khỏe.
- Quan sát nước tiểu để xem lượng nước bạn nạp mỗi ngày là đã đủ liều chưa. Nước tiểu có màu vàng đậm tức bạn cần uống thêm nước, ngược lại nước tiểu có màu vàng sáng và trong là bạn đang uống đủ nước mỗi ngày.
- Nếu khó khăn trong duy trì việc uống nước đều đặn, hãy tận dụng những app nhắc nhở việc uống nươc chẳng hạn. Trên thị trường hiện nay, bình nước cá nhân Finme được khá nhiều người yêu thích vì không những kiểm tra được nhiệt độ nước mà nó còn hỗ trợ nhắc nhở chúng ta uống nước đấy.
- Ngoài ra, việc tăng cường tập thể dục thể thao hằng ngày cũng giúp cho việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh tạo cảm giác “khát” và cần cung cấp nước từ đó bạn sẽ dần hình thành thói quen uống đủ nước. Bạn cũng có thể đến các phòng tập thể dục thể thao nơi có đầy đủ trang thiết bị, không khí luyện tập và huấn luyện viên cá nhân để tinh thần thể thao được hăng hái nhất.
Đừng trì hoãn những thói quen xấu đến khi chúng trở thành tác nhân gây hại cho sức khỏe, thay vào đó, bạn hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ. Ngoài việc duy trì chế độ ăn khoa học thì luyện tập, uống nước cũng là những yếu tố quan trọng giúp cơ thể bạn vui khỏe và tràn đầy năng lượng mỗi ngày.
Kết luận
Rất nhiều người trong chúng ta thường có thói quen chỉ uống nước khi khát, hoặc nhịn uống nước chỉ vì lười hay nghĩ nó là điều không thật sự quan trọng. Hãy loại bỏ ngay suy nghĩ này nếu như không muốn sức khỏe của mình bị hủy hoại. Với những ai đã và đang duy trì thói quen lười uống, tôi tin rằng trong vòng 3 tháng thôi, bạn sẽ không nhận ra chính bạn đâu.
>>> Xem thêm: 7 cách hiệu quả đánh bay thói quen lười uống nước