Pha sữa cho con bằng nước khoáng, việc làm nguy hiểm!

Có nên pha sữa bằng nước khoáng cho trẻ sử dụng?
Có nên pha sữa bằng nước khoáng cho trẻ sử dụng?

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Lan Đính, giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP HCM đã có lời cảnh báo đối với những bố mẹ thường xuyên dùng nước khoáng để pha sữa cho con trẻ. Loại nước này có chứa khá nhiều khoáng chất khác nhau. Khi kết hợp nước khoáng với sữa, lượng khoáng chất sẽ cao gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, chất trung gian nguy hiểm sinh ra, thận của bé sẽ bị đe dọa và còn nhiều những hậu quả nguy hiểm khác.

Nếu muốn con cưng của bạn vui khỏe mỗi ngày, phụ huynh nên xem ngay bài viết này.

6 thành phần chính trong sữa 

Sữa mẹ hay sữa công thức là nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào cho trẻ. Cấu trúc của các loại sữa này có đến 6 thành phần dinh dưỡng. Mỗi thành phần đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Chất béo

Chất béo là thành phần thiết yếu đối với cơ thể chúng ta và trẻ em cũng vậy. Sữa mẹ, sữa công thức đều có lượng chất béo vô cùng ổn định. Thành phần DHA, AA, omega 3 giúp trẻ tăng trưởng toàn diện cả về thể chất, não bộ… Điều đặc biệt, chất béo trong sữa thường có chứa men tiêu hóa mỡ lipase. Thành phần này hỗ trợ quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra trơn tru, ngăn ngừa các vấn đề đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.

Protein

Protein là thành phần không thể thiếu trong sữa mẹ hay sữa công thức. Chúng tồn tại dưới dạng huyết thanh trong sữa mẹ. Thành phần này đóng vai trò quan trọng tương tự như chất béo. Protein sẽ giúp con cưng của bạn tăng trưởng ổn định, trí não phát triển, thể chất toàn diện hơn.

Đạm trong sữa công thức thường tồn tại ở hai dạng, thủy phân hoàn toàn và thủy phân một phần. Đây là lưu ý không hề nhỏ. Nếu con bạn có dấu hiệu dị ứng với protein, hãy chọn loại sữa mà đạm thủy phân hoàn toàn và ngược lại. 

Cacbohydrat

Lactose và Oligosaccharide là hai loại carbohidrat quan trọng trong sữa. Thành phần này đóng vai trò hỗ trợ phát triển não bộ của bé. Ngoài chức năng chính đó, chất này cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tiêu hóa thức ăn. Khi quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, cơ chế hấp thu dinh dưỡng trong bé cũng phần nào cải thiện theo hướng tích cực.

Chất kích thích miễn dịch

Nguồn dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ nhỏ lấy từ sữa. Sức đề kháng để chống lại các tác nhân không lành mạnh trong môi trường cũng được sản sinh nhờ sữa. Khi cơ thể bé bị đe dọa bởi tác nhân gây hại, chất kích thích miễn dịch đóng vai trò như một lớp áo giáp, ngăn chặn chúng để bé vui khỏe mỗi ngày. 

Nước khoáng chứa nhiều loại khoáng chất khác nhau
Nước khoáng chứa nhiều loại khoáng chất khác nhau

Vitamin và khoáng chất

Tuy tồn tại với một hàm lượng không quá lớn nhưng vitamin và khoáng chất trong sữa rất quan trọng. Thiếu chúng, cơ thể bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh trưởng. Chẳng hạn như việc thiếu sắt sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu. Thiếu canxi thì tóc, răng, khung xương của bé có thể bị yếu…

Men và hormone

Chức năng tiêu hóa ở trẻ con chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, Men và hormone trong sữa như men tiêu hóa lipase, amylase, thyroid… hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho đường ruột, cân bằng các phản ứng sinh hóa bên trong.

Thành phần của nước khoáng

Bạn có biết nguyên nhân vì sao người ta gọi nước khoáng? Tên gọi phần nào trả lời điều đó cho bạn rồi. Không giống nước tinh khiết, nước khoáng được khai thác và đóng chai ngay tại chỗ. Khoáng chất và nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu trong nước. 

Nước khoáng có khả năng gây hại cho bé
Nước khoáng có khả năng gây hại cho bé

Ngoài các thành phần trên, nước khoáng tự nhiên có thể bao gồm cả khí ga tự nhiên. Thậm chí là chứa một số thành phần độc hại như asen. Việc ra đời những công ty sản xuất nước khoáng cũng vì những lý do trên. Chọn nguồn khoáng chất lượng, kiểm định nồng độ các thành phần trong nước, kĩ thuật khai thác, đóng chai… là các yếu tố quyết định chất lượng nước khoáng an toàn hay không.

Nguồn nước khoáng sẽ quy định thành phần khoáng và hàm lượng khoáng. Vậy nên, các loại nước khoáng sẽ có những ảnh hưởng riêng biệt đối với người sử dụng. 

Tại sao không nên sử dụng nước khoáng để pha sữa cho bé

Chất trung gian có hại sẽ sinh ra nếu bạn sử dụng nước khoáng để pha sữa cho bé. Trên thực tế, nước khoáng chỉ tốt thực đối với những người có nhu cầu bổ sung khoáng chất. Tương tự như vậy, cơ thể trẻ nhỏ thường không có nhu cầu bổ sung thêm khoáng chất từ nguồn bên ngoài. Bạn nên lưu ý điều này để đáp ứng đúng, đủ nhu cầu khoáng chất cho trẻ. 

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, nhu cầu khoáng trong ngày của trẻ từ 6-12 tháng khoảng 400mg Canxi và 200 Natri. Với lượng này, bé dễ dàng nhận được từ sữa mẹ, sữa công thức và đồ ăn dặm. Vì vậy, việc sử dụng thêm nước khoáng là không cần thiết. 

Pha sữa bằng nước khoáng sẽ khiến trẻ có nguy cơ dư thừa Canxi và Natri. Khi thừa Canxi, bé cưng dễ bị táo bón, bệnh lý liên quan đến thận, còi cọc do kém hấp thu. Khi thừa Natri, bé thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, khát nước, thậm chí là bị huyết áp cao. Ngoài ra, trong nước khoáng còn có các chất rắn hòa tan (310-360 mg/l) không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Bạn nên lưu ý những điều trên khi chọn loại nước pha sữa cho bé.

Không nên dùng nước đun sôi pha sữa
Không nên dùng nước đun sôi pha sữa

Chi phí cũng nên được đưa ra bàn luận trong vấn đề này. Việc sử dụng nước khoáng tốn khoảng 10.000 đồng mỗi ngày. Bạn có thể tiết kiệm tới 300.000 đồng/ tháng và đưa nó vào mục đích sử dụng khác. Quan trọng nhất, bạn giúp con trẻ phòng ngừa được việc dư thừa khoáng có trong cơ thể. 

Nước khoáng, nước cơ, nước canh… không phải là giải pháp tốt nhất để pha sữa cho bé. Quan niệm dùng nước sôi để đẩy nhanh thời gian làm chín sữa là sai lầm.

Khi dùng nước sôi pha sữa, nhiệt quá cao sẽ làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong sữa. Vô tình bạn làm giảm chất lượng sữa con trẻ đang uống mỗi ngày.

Khi dùng nước lạnh để pha, sữa sẽ khó tan. Nhiệt độ thấp sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. Cộng với việc bé có thể uống kết hợp giữa công thức và sữa mẹ. Sữa mẹ có nhiệt độ tương tự như thân nhiệt. Sữa công thức pha bằng nước lạnh sẽ có nhiệt độ thấp hơn so với sữa mẹ. Sự chênh lệch trên sẽ khiến bé bị khó chịu. 

Nước ấm khoảng 40-50 độ C là chọn lựa hoàn hảo khi pha sữa cho bé. Phương pháp làm ấm đúng không nằm ở việc pha nước sôi và nước mát đâu nhé. Các chuyên gia khuyến cáo hành động làm ấm nước như sau: Bạn có thể để ly nước sôi trong thau nước lạnh để nó nhanh nguội. 

Một gợi ý hay ho dành tặng bạn, máy nóng lạnh Aquarius hoặc Alaska là giải pháp thay thế khá hiệu quả. Chỉ cần có nước bình, khởi động máy, chỉ sau vài phút là bạn đã có nước ấm an toàn khi pha sữa cho bé cưng rồi.

Kết luận

Bạn đã nhận thấy tác hại ghê gớm của việc dùng nước khoáng pha sữa cho con chưa? Nếu bạn đã và đang duy trì thói quen này, hãy ngưng ngay trước khi bé cưng nhà bạn rơi vào nguy hiểm. Hành động pha sữa bằng nước khoáng sẽ khiến cơ thể trẻ nhận đồng thời lượng khoáng từ sữa và từ nước. Dư thừa khoáng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên, đừng ngần ngại chia sẻ thông tin này đến mọi người, bạn bè, những người yêu thương quanh bạn biết và bỏ ngay thói quen này.

Chia sẻ