Cho con uống gì khi bé bị tiêu chảy

Trẻ bị mất nước gồm những biểu hiện nào?
Trẻ bị mất nước gồm những biểu hiện nào?

Trẻ em là đối tượng hay bị tiêu chảy. Tuy nhiên không vì vậy mà căn bệnh này không nguy hiểm. Khi bị tiêu chảy, thứ trẻ cần nhất là bù nước và chất điện giải, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó, hãy ghi lại những thông tin vàng dưới đây về việc uống nước thế nào khi tiêu chảy để chăm sóc con bố mẹ nhé.

Nguy cơ mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Nam, giám đốc trung tâm khoa Nhi, bệnh viện Bệnh Mai chia sẻ: Mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Càng kéo dài thời gian mất nước thì tính mạng của bé có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Và một trong những nguyên nhân khiến bé mất nước chính là tiêu chảy.
Bệnh lý này phổ biến. Đi kèm với tiêu chảy, con trẻ có thể nôn ói, sốt cao, đau bụng dữ dội. Khi trẻ đi đại tiện lỏng nhiều lần kèm nôn ói thì tốc độ mất nước càng nhanh. Trẻ rất dễ rơi vào trạng thái co giật, suy hô hấp, hôn mê sâu… Tức là, dù căn bệnh này không hiếm nhưng nếu không điều trị hay được chăm sóc kịp thời, trẻ rất dễ nguy kịch.

Khó khăn ở chỗ, trẻ em khi mất nước không dễ phát hiện. Điều đó càng khó khăn đối với những em bé thừa cân, béo phì. Những dấu hiệu sau sẽ giúp bố mẹ biết con đang bị mất nước:

  • Tiểu tiện ít
  • Nước tiểu đậm màu
  • Khóc không có nước mắt, mắt trũng xuống
  • Người khó chịu, đòi nước
  • Khóc, chìa ly đòi nước…
Trẻ bị mất nước gồm những biểu hiện nào?
Trẻ bị mất nước gồm những biểu hiện nào?

Một số loại nước tốt cho trẻ bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, cả bé và phụ huynh đều bồn chồn, lo lắng. Là người lớn, bố mẹ hãy bình tĩnh tìm cách xử lý để hạn chế rủi ro cho bé. Trước tiên là bù nước đúng cách. Nước oresol, nước khoáng, nước kiềm nên được ưu tiên. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé bổ sung thêm nước canh, nước cháo loãng, nước trái cây nguyên chất, nước gạo rang, nước hầm rau củ…
Nước gạo rang
Nước gạo rang

– Nước gạo rang muối: Gạo rang muối là thức uống phổ biến cho việc chữa tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn. Nước gạo rang hỗ trợ hấp thu độc tố trong đường ruột của bé. Nhờ đó, chứng tiêu chảy sẽ thuyên giảm. Bố meh cho khoảng 50g gạo đã vo sạch vào chảo, rang đều tay cùng một chút muối. Khi hỗn hợp vàng đều, thơm là được. Pha hay nấu hỗn hợp gạo rang cùng nước tinh khiết. Đợi nguội thì cho bé uống vài lần trong ngày.

– Nước cháo: Nước cháo phù hợp cho những em bé từ 12 tháng tuổi trở lên. Dùng 50g gạo tẻ nấu cháo, thêm một chút muối. Nên nấu loãng và chắt phần nước cháo để bé dễ nuốt hơn.

– Nước canh hầm: Tiêu chảy tốn của trẻ em nhiều năng lượng, nước lẫn khoáng chất. Nước canh hầm rau củ giúp bổ sung dinh dưỡng, để con không mất quá nhiều chất. Bố mẹ hầm canh rau củ có thể kết hợp nước dùng gà cho con uống khi còn ấm là rất tốt.

– Nước ép cà rốt: Một trong những loại nước có khả năng điều trị tiêu chảy chính là nước ép cà rốt. Mẹ chọn cà rốt hữu cơ, làm sạch, ngâm muối rồi ép cho bé uống. Ngoài ra, mẹ có thể mang nước ép lúc nãy đi đun sôi cùng một chút muối.

– Nước oresol, nước khoáng, nước tinh khiết: Những loại nước này đã quá quen thuộc với các mẹ rồi đúng không nào. Oresol, nước khoáng giúp bổ sung chất điện giải, khoáng chất, vi lượng nhanh chóng. Nước tinh khiết đảm bảo nhu cầu nước uống mỗi ngày cho bé. Do đó dù có cho bé uống các loại nước khác cũng không được bỏ qua nước tinh khiết. Bố mẹ nên cho bé uống đan xen các loại nước, chia nhỏ lượng nước cho giúp bé bổ sung chúng vào nhiều thời điểm trong ngày.

Lưu ý bổ sung nước cho bé
Lưu ý bổ sung nước cho bé

Loại đồ uống trẻ em nên tránh khi tiêu chảy

Thức uống tốt không chỉ đảm bảo bé không mất chất mà còn giúp bé nhanh chóng khỏi tiêu chảy. Và ngược lại, những đồ uống không tốt sẽ khiến bệnh tiêu chảy thêm tồi tệ. Dưới đây là các thức uống không nên cho con uống khi bệnh cũng như hạn chế cho uống cả những thời điểm khác.

Nước ngọt, Soda

Soda, nước ngọt đóng chai/lon là những đồ uống khoái khẩu với trẻ. Thường ngày, bố mẹ có thể cho bé sử dụng một lượng ít. Tuy nhiên, phụ huynh không nên cho bé uống nhóm đồ uống này khi bé tiêu chảy. Trung bình một ly nước Coca 354ml chứa tới 39g đường. Trong khi đó, hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến khích bé bổ sung <25g đường mỗi ngày mà thôi. Nước ngọt, soda sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, đường chính là hung thủ của những bệnh nguy hiểm như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, sâu răng. Đấy là chưa kể trong nước ngọt và soda chứa chất làm ngọt nhân tạo, thành phần này có thể làm bé tăng cân không kiểm soát.
Soda, nước ngọt... có hại cho bé khi bị tiêu chảy
Soda, nước ngọt… có hại cho bé khi bị tiêu chảy

Nước ép

Nước ép đóng lon/ chai không tốt cho bé. Điều này không khó hiểu vì thành phần của nó có chất tạo ngọt, chất điều vị, tạo hương, chất bảo quản…Những thành phần này vô tình làm hệ tiêu hóa của trẻ càng yếu, giảm lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Do đó, con trẻ đang tiêu chảy, phụ huynh tuyệt đối không cho bé uống những loại đồ uống này.
Với nước ép nguyên chất thì sao? Mặc dù được ép trực tiếp, không thêm phụ gia nhưng bố mẹ nên chú ý trong quá trình cho trẻ uống. Học viện Nhi Hoa Kỳ khuyến nghị rằng: Trẻ em từ 1-6 tuổi chỉ nên sử dụng khoảng 120-180ml nước ép mỗi ngày. Trẻ từ 1-18 tuổi nên uống khoảng 236-355ml nước ép nguyên chất mỗi ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều nước ép trái cây làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Uống nhiều nước ép sẽ làm tiêu chảy nặng hơn. Điều này có thể xuất phát từ việc dư thừa vitamin, khoáng chất.

Đồ uống có chứa caffeine

Caffein giúp não bộ tỉnh táo, làm việc năng suất. Thức uống có caffein nếu dùng đúng cách, đúng lượng sẽ có ích với người lớn. Với trẻ nhỏ hay trẻ đang tiêu chảy?
Đồ uống chứa caffeine như cafe, nước tăng lực, soda…không phù hợp với trẻ nhỏ. Caffein là nguyên nhân gây ra tình trạng: rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, lo âu, rối loạn giấc ngủ, tiêu chảy. Tổ chức Y tế khuyến cáo trẻ trên 12 tuổi chỉ nên tiêu thụ dưới 85-100mg caffeine/ ngày. Với trẻ dưới 12 tuổi nên tránh hoàn toàn. Một số loại nước tăng lực chứa hơn 100 mg caffeine mỗi khẩu phần 354 ml. Do đó, bố mẹ nên hạn chế tối đa việc cho bé sử dụng đồ uống chứa caffeine, đặc biệt là khi bé đang gặp vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

3 lưu ý khi chăm trẻ tiêu chảy

Chăm con trẻ bị tiêu chảy chưa bao giờ dễ dàng. Dưới đây là một vài lưu ý các bậc phụ huynh không nên bỏ qua:
  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh: Tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy có thể làm bé khó khăn trong việc đi đại tiện. Độc tố có cơ hội tồn tại trong cơ thể lâu hơn và làm sức khỏe bé giảm sút nghiêm trọng. Trong khi đó, thuốc kháng sinh đi vào vô tình làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì vậy, bố mẹ chỉ cho bé uống chúng khi được bác sĩ chỉ định.
  • Chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ: Mọi thông tin như số lượng bữa ăn, tần suất, số lượng thực phẩm, thời gian đi tiêu của bé nên được ghi lại. Nếu như đã chăm sóc, quan sát và cho uống thuốc tại nhà mà bé vẫn không đỡ, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế. Khi đưa bé đến bác sĩ, đừng quên cung cấp những thông tin này. Chúng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Kiểm tra phân của trẻ mỗi ngày: Tiêu chảy kéo dài hơn 24 tiếng, đi tiêu trong 3 tiếng, trong phân lẫn máu…Khi gặp tình trạng này, hãy đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế.

 Phòng ngừa tiêu chảy bằng cách nào?

  • Ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Sử dụng nguồn nước chất lượng, sạch
  • Xử lý rác thải đúng cách
  • Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, thức ăn đường phố
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Phòng tiêu chảy ở trẻ em
Phòng tiêu chảy ở trẻ em

Khi trở thành bố mẹ, bạn phải làm quen với việc con ốm vặt. Một trong những căn bệnh hay gặp là tiêu chảy. Hãy ghi nhớ những thông tin này để chăm sóc khi con lọt vào tình trạng trên. Nếu như bé vừa tiêu chảy, vừa sốt cao, xuất hiện những cơn đau quặn, đau dữ dội hay một vài dấu hiệu được đề cập trong bài, hãy đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Nguồn : https://thewaterman.vn/blogs/uong-nuoc/tre-bi-tieu-chay-nen-uong-nuoc-gi

>>> Đọc thêm : Người cao tuổi nên uống gì để bảo vệ sức khỏe mùa dịch?

Chia sẻ